Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Có nên thuê thiết kế bản vẽ xây nhà

Kinh nghiệm xây nhà 5 - Có nên thuê thiết kế bản vẽ xây nhà

Thuê kiến trúc sư - bản vẽ thiết kế căn nhà

Hiện nay, khá nhiều người để tiết kiệm vài chục triệu đồng trong quá trình xây nhà đã sử dụng các bản vẽ có sẵn của một ngôi nhà khác hoặc tệ hơn là tự thiết kế. Việc này hoàn toàn sai lầm vì mỗi bản vẽ kiến trúc sẽ chỉ phù hợp với một không gian nhất định (diện tích đất, ngoại cảnh xung quanh..). Trong khi đó, nếu thuê một đơn vị tư vấn thiết kế, công trình nhà ở của bạn sẽ bảo đảm tính thẩm mỹ, phong thủy, công năng sử dụng và quá trình xây dựng cũng thuận tiện hơn nhờ thống nhất ngay từ đầu. Do đó, hãy tìm hiểu và thuê một công ty thiết kế có uy tín để thiết kế ngôi nhà của mình.

Những việc cần làm khi thuê công ty kiến trúc:

  • Tìm hiểu kỹ về khả năng của công ty kiến trúc đó (nếu được thì nên sử dụng những nơi bạn quen thân).
  • Thảo luận về chi phí, phong cách kiến trúc, quy mô xây dựng với kiến trúc sư để tìm ra phương án tối ưu.
  • Làm hợp đồng thiết kế một cách chi tiết để bảo đảm quyền lợi.

  • Kinh nghiệm xây nhà 6 - Lựa chọn thời điểm xây nhà

    Đây là việc làm khá quan trọng nhưng rất nhiều người khi xây nhà ở lại bỏ qua. Bạn nên tính toán chính xác việc xây nhà sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu để mọi thứ đúng với kế hoạch.
    Nên chọn việc khởi công vào mùa khô. Những ngày khô ráo sẽ khiến việc thi công được diễn ra liên tục, chất lượng công trình cũng được bảo đảm hơn so với việc thi công vào mùa mưa bão. Việc lựa chọn tốt thời điểm xây dựng sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả thời gian xây dựng và chi phí nhờ giảm thiểu những chi phí phát sinh do thời gian xây dựng bị đình trệ trong thời điểm thời tiết không thuận lợi. Ví dụ, nếu xây dựng trong miền Nam nơi chỉ có 2 mùa mưa và khô thì nên chọn thời điểm vào khoảng thời gian đầu năm. Trong khi tại Miền Bắc, có thể lựa chọn xây dựng vào khoảng thời gian từ sau Tết Nguyên Đán đến tháng 6.
    Ngoài 6 kinh nghiệm xây nhà trên, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và tận dụng các nguồn lực sẵn có cũng rất cần thiết lưu ý cho việc thi công ngôi nhà đảm bảo kế hoạch. Việc tận dụng những mối quan hệ bạn có sẵn có thể giúp bạn tiết giảm chi phí xây nhà ở một cách đáng kể. Ví dụ, có thể nhờ bạn bè là kiến trúc sư thiết kế, mua nguyên vật liệu tại những mối thân quen để có được giá bán tốt nhất và không phải lo lắng về chất lượng. Tuy nhiên, không nên phó thác toàn bộ việc xây dựng cho nhà thầu. Bạn nên có sự giám sát một cách chặt chẽ dựa vào những kiến thức căn bản đã chuẩn bị. Việc giám sát không chỉ giúp bạn nắm chắc được tiến độ xây dựng mà còn giúp bạn bảo đảm được chất lượng công trình, chi phí vật liệu.
Công ty xây dựng nhà trọn gói

Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm, đẹp và chất lượng cao

Kinh nghiệm xây nhà ngày càng được đăng tải trên nhiều trang mạng điện tử. Nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức xây nhà tiết kiệm, đẹp và chất lượng cao như một kỹ sư xây dựng.
Xây nhà được coi là “đại sự” đối với mỗi người Việt. Hi vọng những 6 lời khuyên của các kỹ sư xây dựng với nhiều kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn xây nhà chất lượng cao và xây nhà tiết kiệm chi phí, hoàn thiện “ngôi nhà mơ ước”.
Để tiết kiệm khi chọn nội thất, ngoại thất, không nên để ý quá nhiều vào các chi tiết ốp lát rườm rà không cần thiết, không nên chọn những vật liệu đắt tiền. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ tự nhiên, gạch ốp trang trí. Nên ưu tiên sử dụng những vật liệu có giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ, xinh xắn, bền chắc.
- Sơn nước: Sơn trong nhà không nên dùng loại sơn quá cao cấp, thay vào đó hãy chú trọng nhiều hơn về tông màu sao cho hài hòa và mang phong cách của chủ nhân. Mảng tường ngoài trời ở những vị trí như sau nhà, bên hông nhà là nơi không cần đặt nặng tính thẩm mỹ, sau khi xây, bạn chỉ cần quét nước xi măng là đủ. Chất liệu này vừa rẻ, vừa đỡ tốn nhân công vừa chống thấm tốt.

Kinh nghiệm xây nhà 1 - những kiến thức cần biết xây nhà dễ dàng

Đừng nghĩ rằng các kiến thức xây dựng chỉ dành cho các kỹ sư xây dựng hay kiến trúc sư, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu các kiến thức cơ bản trong việc xây dựng thông qua những nguồn phổ biến sau đây:
  • Những nguồn chia sẻ kinh nghiệm xây nhà trên internet.
  • Lời khuyên và kinh nghiệm xây nhà từ bạn bè làm trong ngành xây dựng.
  • Những kiến thức xây nhà từ sách vở, báo chí.
Việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong xây dựng nhà ở sẽ giúp bạn tính toán được sơ bộ chi phí xây dựng nhà ở cũng như phương án xây dựng tối ưu. Ngoài ra, nếu có kiến thức trong tay bạn sẽ không lo ngại việc chủ thầu “qua mặt”.

Kinh nghiệm xây nhà 2 - Bí quyết chọn mua đất xây nhà tiết kiệm

Một trong những kinh nghiệm chọn mua đất để xây dựng nhà chất lượng cao nhất đó là: chọn thế đất sẽ giúp việc xây dựng nhà ở thuận tiện dễ dàng và xây dựng tiết kiệm chi phí:
  • Đất hình vuông hoặc hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng cân đối.
  • Đất ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Đất ở vùng có nền địa chất chắc chắn, cao ráo.
Những việc làm trên sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể từ 20-30%. Việc xây dựng nhà trên một khu đất méo mó không chỉ xấu về mặt phong thủy mà còn tăng chi phí gia cố nền móng vì địa chất yếu. Trong khi đó, những mảnh đất nằm trong ngõ quá hẹp hoặc xa trung tâm sẽ khiến chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tăng thêm.

Kinh nghiệm xây nhà 3 - Định hình phong cách xây nhà chất lượng cao

Một trong những kinh nghiệm rất quan trọng mà các kỹ sư xây nhà lưu ý đó là định hình phong cách của ngôi nhà. Giúp bạn cảm thấy “yêu” ngôi nhà mình. Ngoài ra, hơn mà phong cách xây dựng sẽ là yếu tố quyết định đến chi phí xây dựng. Ví dụ việc xây dựng theo phong cách cầu kỳ, cổ điển sẽ khiến chi phí xây dựng tăng lên hơn rất nhiều so với kinh phí dự kiến.
Nếu ý định xây nhà tiết kiệm chi phí, bạn nên:
  • Xây nhà đơn giản không cầu kỳ nhưng vẫn hiện đại và có phong cách riêng.
  • Không chọn những kiểu thiết kế cần vật liệu đắt tiền lạ lẫm chỉ vì bạn vô tính thấy nó “đẹp”.
  • Chọn những mẫu nhà phổ biến nhưng tối đa chức năng sử dụng và không gian rộng.
  • Muốn xây nhà tiết kiệm và đẹp phải có người thiết kế chuyên nghiệp
    Tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của một chuyên gia, một nhà thiết kế chuyên nghiệp trước khi đặt nền móng cho ngôi nhà luôn là một việc nên và cần phải thực hiện đối với những người chuẩn bị xây nhà mới. Tuy nhiên, cũng không phải đơn giản chỉ là cố gắng tìm cho được một chuyên gia giỏi... Nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ tìm hiểu mục đích sử dụng, ý thích cá nhân và những điều kiện tự nhiên xung quanh ngôi nhà, căn phòng mà mình sẽ thiết kế để giúp chủ nhà.
    Nếu là lần đầu tiên xây nhà, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia thiết kế nội thất để có thể được giới thiệu một người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và có uy tín.
    Việc tham quan một vài kiểu thiết kế của những người ở cùng địa phương có thể cho bạn một ý tưởng về kiểu thiết kế phù hợp với tập quán cũng như những điều kiện tự nhiên của nơi mà mình sẽ ở.
    Nếu bạn chưa từng có ý tưởng nào về ngôi nhà của mình thì nên tìm đọc những cuốn sách chuyên môn, từ các kiểu thiết kế trong sách bạn có thể tổng hợp cho mình một kiểu riêng. Trước khi tìm đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải có một ý tưởng phác thảo về các khu, mục đích của việc sắp đặt... trong ngôi nhà. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống, nhà tư vấn dù giỏi thế nào cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Ví như thiết kế mặt tiền thì phụ thuộc rất nhiều vào gu của gia chủ, nhiều khi không có được sự thống nhất giữa nhu cầu của gia chủ và tính thẩm mỹ trong kiến trúc.

Kinh nghiệm xây nhà 4 - Lên kế hoạch xây nhà chi tiết

Sau khi đã có những kiến thức cơ bản và lựa chọn được mảnh đất để xây nhà, hãy lập một kế hoạch xây dựng chi tiết nhất để xây nhà tiết kiệm chi phí và đúng tiến độ công việc. Những công việc cần làm:
  • Khảo sát một số mẫu nhà có diện tích tương tự.
  • Dự toán tổng chi phí xây dựng.
  • Tính toán diện tích xây dựng để bố cục ngôi nhà phù hợp.
  • Cân đối chi phí tự có và dự toán xây dựng.
  • Đặt ra các yêu cầu xây nhà để thảo luận cùng kiến trúc sư.
  • Thời gian thi công.
  • Xin giấy phép xây nhà: Việc xin phép xây nhà bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê chính đơn vị tư vấn thiết kế nhà ở hoàn tất thủ tục này. Đối với nhà ở riêng lẻ thì việc cấp phép xây dựng sẽ do UBND quận, huyện nơi bạn dự định xây nhà ở cấp trong thời gian 15 ngày và cần có bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh.
  • Gia đình bạn có bao nhiêu người? Ước tính nhu cầu cụ thể để xây phòng cho phù hợp với túi tiền. Nếu có bố mẹ và 2 con thì có thể xây một phòng ngủ cho bố mẹ, một phòng cho hai con, hoặc nếu con lớn thì có thể xây hai phòng cho hai con, còn lại là phòng khách, nhà bếp…
    -         Cuối cùng là chuẩn bị tâm lý. Bạn cần tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra để hạn chế việc chi phí phát sinh. Đây là việc khó tuân thủ nhất do tâm lý muốn làm một thể, làm trọn vẹn của chủ nhà. Ví dụ đã làm cầu thang lên mái rồi thì lại muốn cố thêm cái mái với mấy bức tường để thành phòng luôn, rồi làm xong lại muốn cố thêm cái vệ sinh, cửa, lát sàn… cho hoàn chỉnh. Vòng xoáy này sẽ nhanh chóng làm kế hoạch xây nhà từ ban đầu bị phá vỡ, dẫn tới gánh nặng về tiền bạc do xây nhà. Bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi xây nhà, tránh bị động trước những ý kiến từ bên ngoài. Nên nhớ rằng bạn mới là người bỏ chi phí và là người quyết định, mọi ý kiến khác chỉ để tham khảo, đừng để chúng ảnh hưởng tới hành động của bạn quá nhiều.
Công ty xây dựng nhà

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

Theo kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải, lựa chọn vật liệu xây dựng giá mềm phù hợp với kiến trúc và quy mô ngôi nhà sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi xây nhà. Sau đây là một số gợi ý:
1. Tận dụng những cửa hàng vật liệu giảm giá, hoặc lợi thế của cửa hàng online
Mua hàng trên mạng thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng (vì người chủ không phải tốn tiền thuê mặt bằng, bến bãi). Đặc biệt, nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng online miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm những nơi đang thanh lý hàng tồn kho hay dịp giảm giá, khuyến mại để có cơ hội mua được hàng giá hời.
2. Dùng vật liệu tái sử dụng 
Bạn có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Nếu bạn quyết định làm mới cửa sổ, cửa chính, không cần thiết phải chọn chất liệu đắt tiền, chỉ cần chọn loại vừa nhưng có hình thức đẹp là cũng đủ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên tinh tế, đẹp mắt.
3. Vật liệu công nghệ mới
Bạn có thể chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành khá mềm, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng. Chẳng hạn, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung. Chưa kể, loại gạch này còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.
Giá cả biến động liên tục thời gian gần đây làm cho các gia chủ hết sức lo lắng về vấn đề xây nhà làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Sau đây là một số mẹo vặt có thể giúp các bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình xây nhà:
Giai đoạn chuẩn bị  trước khi xây nhà:
Làm bất kỳ việc gì thì việc lập kế hoạch trước luôn là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò như một kim chỉ nam cho quá trình thực thi. Hơn nữa, một khi chưa bắt tay vào xây dựng nhà là lúc bạn còn “sáng suốt”, hãy lên kế hoạch cho quá trình xây dựng để giảm thiểu việc lúng túng trong lúc xây dựng.
Riêng với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá thành hạ.
Hiện nay trên thị trường giá thành của tấm 3D rẻ hơn so với vật liệu xây dựng truyền thống. Nếu tính theo mặt bằng thì tùy vào thiết kế của căn nhà mà giá giao động từ 2,3 đến 2,4 triệu đồng mỗi m2. Cụ thể, nhà cấp bốn khoảng 2,2 triệu đồng mỗi m2, nhà liên kế giá khoảng 1,5-1,8 triệu đồng một m2. Mặt khác, tấm 3D giảm chi phí cũng như thời gian trong quá trình thi công phần thô vì thực hiện dễ, nhanh, rút ngắn 30% thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, cốp-pha, cây chống, thuận tiện thi công ở vùng xa, trong hẻm hoặc đưa lên cao.
4. Ưu tiên dùng vật liệu có sẵn ở địa phương
Việc ưu tiên chọn loại vật liệu xây dựng là thế mạnh của địa phương sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển. Chẳng hạn miền Trung có thể sử dụng tre để gia cố móng thay vì dùng cừ tràm như ở miền Tây. Miền Trung có rất nhiều núi đá tự nhiên, đá ong có thể thay thế cho gạch nung thường dùng ở những vùng miền khác…
Trước tiên bạn phải dự toán được tổng chi phí cần phải bỏ ra để xây dựng nhà. Có thể tham khảo chi phí xây nhà từ những ngôi nhà vừa mới xây gần đó. Sau đó ước tính xem chi phí cần bỏ ra để xây dựng trên 1m2. Hãy hỏi giá VLXD, giá nhân công hiện tại để biết được chi phí gần với thực tế nhất cho ngôi nhà của bạn. Cần phải dự trù chi phí gia tăng do lạm phát. Một ngôi nhà vừa xây tháng trước với cùng diện tích, cùng mẫu thiết kế, vật liệu và cùng một nhà thầu sẽ có chi phí thấp hơn so với thời điểm hiện tại do chí phí gia tăng, đó là điều bạn cần ước tính để không phải bối rối trong quá trình xây dựng.
Cần cân đối giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt. Giả sử ngân sách của bạn là 500 triệu đồng, bạn có thể xây được ngôi nhà với diện tích là 100m2, tuy nhiên 100m2 này không phải là diện tích thực tế sử dụng. Trong đó diện tích lối đi, diện tích cho cầu thang, diện tích nhà vệ sinh… chiếm 20%, còn lại bạn có 80m2 dành cho việc xây dựng các phòng sinh hoạt, tính thử xem với 80m2 đó thì xây được bao nhiêu phòng, diện tích các phòng bao nhiêu là cân đối nhất.

Công ty xây dựng nhà