Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm, đẹp và chất lượng cao

Kinh nghiệm xây nhà ngày càng được đăng tải trên nhiều trang mạng điện tử. Nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức xây nhà tiết kiệm, đẹp và chất lượng cao như một kỹ sư xây dựng.
Xây nhà được coi là “đại sự” đối với mỗi người Việt. Hi vọng những 6 lời khuyên của các kỹ sư xây dựng với nhiều kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn xây nhà chất lượng cao và xây nhà tiết kiệm chi phí, hoàn thiện “ngôi nhà mơ ước”.
Để tiết kiệm khi chọn nội thất, ngoại thất, không nên để ý quá nhiều vào các chi tiết ốp lát rườm rà không cần thiết, không nên chọn những vật liệu đắt tiền. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ tự nhiên, gạch ốp trang trí. Nên ưu tiên sử dụng những vật liệu có giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ, xinh xắn, bền chắc.
- Sơn nước: Sơn trong nhà không nên dùng loại sơn quá cao cấp, thay vào đó hãy chú trọng nhiều hơn về tông màu sao cho hài hòa và mang phong cách của chủ nhân. Mảng tường ngoài trời ở những vị trí như sau nhà, bên hông nhà là nơi không cần đặt nặng tính thẩm mỹ, sau khi xây, bạn chỉ cần quét nước xi măng là đủ. Chất liệu này vừa rẻ, vừa đỡ tốn nhân công vừa chống thấm tốt.

Kinh nghiệm xây nhà 1 - những kiến thức cần biết xây nhà dễ dàng

Đừng nghĩ rằng các kiến thức xây dựng chỉ dành cho các kỹ sư xây dựng hay kiến trúc sư, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu các kiến thức cơ bản trong việc xây dựng thông qua những nguồn phổ biến sau đây:
  • Những nguồn chia sẻ kinh nghiệm xây nhà trên internet.
  • Lời khuyên và kinh nghiệm xây nhà từ bạn bè làm trong ngành xây dựng.
  • Những kiến thức xây nhà từ sách vở, báo chí.
Việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong xây dựng nhà ở sẽ giúp bạn tính toán được sơ bộ chi phí xây dựng nhà ở cũng như phương án xây dựng tối ưu. Ngoài ra, nếu có kiến thức trong tay bạn sẽ không lo ngại việc chủ thầu “qua mặt”.

Kinh nghiệm xây nhà 2 - Bí quyết chọn mua đất xây nhà tiết kiệm

Một trong những kinh nghiệm chọn mua đất để xây dựng nhà chất lượng cao nhất đó là: chọn thế đất sẽ giúp việc xây dựng nhà ở thuận tiện dễ dàng và xây dựng tiết kiệm chi phí:
  • Đất hình vuông hoặc hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng cân đối.
  • Đất ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Đất ở vùng có nền địa chất chắc chắn, cao ráo.
Những việc làm trên sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể từ 20-30%. Việc xây dựng nhà trên một khu đất méo mó không chỉ xấu về mặt phong thủy mà còn tăng chi phí gia cố nền móng vì địa chất yếu. Trong khi đó, những mảnh đất nằm trong ngõ quá hẹp hoặc xa trung tâm sẽ khiến chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tăng thêm.

Kinh nghiệm xây nhà 3 - Định hình phong cách xây nhà chất lượng cao

Một trong những kinh nghiệm rất quan trọng mà các kỹ sư xây nhà lưu ý đó là định hình phong cách của ngôi nhà. Giúp bạn cảm thấy “yêu” ngôi nhà mình. Ngoài ra, hơn mà phong cách xây dựng sẽ là yếu tố quyết định đến chi phí xây dựng. Ví dụ việc xây dựng theo phong cách cầu kỳ, cổ điển sẽ khiến chi phí xây dựng tăng lên hơn rất nhiều so với kinh phí dự kiến.
Nếu ý định xây nhà tiết kiệm chi phí, bạn nên:
  • Xây nhà đơn giản không cầu kỳ nhưng vẫn hiện đại và có phong cách riêng.
  • Không chọn những kiểu thiết kế cần vật liệu đắt tiền lạ lẫm chỉ vì bạn vô tính thấy nó “đẹp”.
  • Chọn những mẫu nhà phổ biến nhưng tối đa chức năng sử dụng và không gian rộng.
  • Muốn xây nhà tiết kiệm và đẹp phải có người thiết kế chuyên nghiệp
    Tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của một chuyên gia, một nhà thiết kế chuyên nghiệp trước khi đặt nền móng cho ngôi nhà luôn là một việc nên và cần phải thực hiện đối với những người chuẩn bị xây nhà mới. Tuy nhiên, cũng không phải đơn giản chỉ là cố gắng tìm cho được một chuyên gia giỏi... Nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ tìm hiểu mục đích sử dụng, ý thích cá nhân và những điều kiện tự nhiên xung quanh ngôi nhà, căn phòng mà mình sẽ thiết kế để giúp chủ nhà.
    Nếu là lần đầu tiên xây nhà, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia thiết kế nội thất để có thể được giới thiệu một người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và có uy tín.
    Việc tham quan một vài kiểu thiết kế của những người ở cùng địa phương có thể cho bạn một ý tưởng về kiểu thiết kế phù hợp với tập quán cũng như những điều kiện tự nhiên của nơi mà mình sẽ ở.
    Nếu bạn chưa từng có ý tưởng nào về ngôi nhà của mình thì nên tìm đọc những cuốn sách chuyên môn, từ các kiểu thiết kế trong sách bạn có thể tổng hợp cho mình một kiểu riêng. Trước khi tìm đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải có một ý tưởng phác thảo về các khu, mục đích của việc sắp đặt... trong ngôi nhà. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống, nhà tư vấn dù giỏi thế nào cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Ví như thiết kế mặt tiền thì phụ thuộc rất nhiều vào gu của gia chủ, nhiều khi không có được sự thống nhất giữa nhu cầu của gia chủ và tính thẩm mỹ trong kiến trúc.

Kinh nghiệm xây nhà 4 - Lên kế hoạch xây nhà chi tiết

Sau khi đã có những kiến thức cơ bản và lựa chọn được mảnh đất để xây nhà, hãy lập một kế hoạch xây dựng chi tiết nhất để xây nhà tiết kiệm chi phí và đúng tiến độ công việc. Những công việc cần làm:
  • Khảo sát một số mẫu nhà có diện tích tương tự.
  • Dự toán tổng chi phí xây dựng.
  • Tính toán diện tích xây dựng để bố cục ngôi nhà phù hợp.
  • Cân đối chi phí tự có và dự toán xây dựng.
  • Đặt ra các yêu cầu xây nhà để thảo luận cùng kiến trúc sư.
  • Thời gian thi công.
  • Xin giấy phép xây nhà: Việc xin phép xây nhà bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê chính đơn vị tư vấn thiết kế nhà ở hoàn tất thủ tục này. Đối với nhà ở riêng lẻ thì việc cấp phép xây dựng sẽ do UBND quận, huyện nơi bạn dự định xây nhà ở cấp trong thời gian 15 ngày và cần có bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh.
  • Gia đình bạn có bao nhiêu người? Ước tính nhu cầu cụ thể để xây phòng cho phù hợp với túi tiền. Nếu có bố mẹ và 2 con thì có thể xây một phòng ngủ cho bố mẹ, một phòng cho hai con, hoặc nếu con lớn thì có thể xây hai phòng cho hai con, còn lại là phòng khách, nhà bếp…
    -         Cuối cùng là chuẩn bị tâm lý. Bạn cần tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra để hạn chế việc chi phí phát sinh. Đây là việc khó tuân thủ nhất do tâm lý muốn làm một thể, làm trọn vẹn của chủ nhà. Ví dụ đã làm cầu thang lên mái rồi thì lại muốn cố thêm cái mái với mấy bức tường để thành phòng luôn, rồi làm xong lại muốn cố thêm cái vệ sinh, cửa, lát sàn… cho hoàn chỉnh. Vòng xoáy này sẽ nhanh chóng làm kế hoạch xây nhà từ ban đầu bị phá vỡ, dẫn tới gánh nặng về tiền bạc do xây nhà. Bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi xây nhà, tránh bị động trước những ý kiến từ bên ngoài. Nên nhớ rằng bạn mới là người bỏ chi phí và là người quyết định, mọi ý kiến khác chỉ để tham khảo, đừng để chúng ảnh hưởng tới hành động của bạn quá nhiều.
Công ty xây dựng nhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét